AN TOÀN THÔNG TIN CHO NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA: KIẾN TẠO TƯƠNG LAI SỐ BỀN VỮNG
- Chủ trì:
● Đại diện Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông
- Thời gian:
07:30 – 12:00
Thứ Năm, 23/6/2022
PHIÊN BÁO CÁO CHÍNH
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ 1
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ 2
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ 3
AN TOÀN THÔNG TIN CHO NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA: KIẾN TẠO TƯƠNG LAI SỐ
BỀN VỮNG
TĂNG CƯỜNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG CHO CHÍNH PHỦ SỐ: MỤC TIÊU VÀ THÁCH THỨC
BẢO VỆ DỮ LIỆU SỐ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI ỨNG PHÓ CÁC CUỘC TẤN CÔNG MẠNG TRONG TƯƠNG LAI
13:00 | ĐĂNG KÝ ĐẠI BIỂU |
13:25 | TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU |
13:30 | PHÁT BIỂU KHAI MẠC Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an |
13:40 | ZERO TRUST MODEL - LIỆU DOANH NGHIỆP CÁC BẠN ĐÃ SẴN SÀNG? Ông Valerian Rossigneux, Giám đốc kỹ thuật, Crowdstrike
Trong bài trình bày này, trước tiên Val sẽ nêu bật những phát hiện chính trong Báo cáo về mối đe dọa toàn cầu năm 2022 của hãng CrowdStrike và việc các tổ chức đang phải đối diện với rủi ro bảo mật ở ba lĩnh vực quan trọng: thiết bị đầu cuối & hạ tầng điện toán đám mây, định danh và dữ liệu. Zero Trust Model – Liệu doanh nghiệp các bạn đã sẵn sàng? Đối với những đội ngũ an toàn thông tin từ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức – những người chịu trách nhiệm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng – thì 2021 dường như là thời điểm thách thức nhất trong nhiều năm qua khi thứ mà họ phải đối phó không chỉ đơn thuần là các kỹ thuật tấn công ngày càng tinh vi, phức tạp mà còn là sự thay đổi, thích nghi đối với một môi trường làm việc hoàn toàn mới do hệ lụy từ COVID. Họ phải đối mặt với sự gián đoạn lớn do sự thay đổi xã hội, kinh tế và công nghệ trong khi các cuộc tấn công mạng đã trở nên nguy hiểm và khó đoán bắt hơn. Trong bài trình bày này, trước tiên Val sẽ nêu bật những phát hiện chính trong Báo cáo về mối đe dọa toàn cầu năm 2022 của hãng CrowdStrike và việc các tổ chức đang phải đối diện với rủi ro bảo mật ở ba lĩnh vực quan trọng: thiết bị đầu cuối & hạ tầng điện toán đám mây, định danh và dữ liệu. Đi liền với đó là cách thức các tổ chức áp dụng mô hình Zero Trust để đảm bảo an toàn dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. |
14:00 | BẢO MẬT DỮ LIỆU DOANH NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ DI ĐỘNG Ông Đinh Trọng Du, Chuyên gia kỹ thuật cao cấp, Công ty TNHH Điện tử SAMSUNG VINA
Ngày nay công nghệ di động đang được các doanh nghiệp ứng dụng triển khai trong các hoạt động của mình. Rất nhiều các dịch vụ hiện không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận “thiết kế cho thiết bị di động trước” (Mobile First) mà thậm chí còn chuyển qua Mobile Only: Chỉ cung cấp dịch vụ qua ứng dụng di động mà không hỗ trợ nền tảng PC truyền thống. ![]() Ông Đinh Trọng DuChuyên gia kỹ thuật cao cấp, Công ty TNHH Điện tử SAMSUNG VINA . | TIỂU SỬChuyên gia trong lĩnh vực giải pháp an ninh và quản trị di động. Gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông và Công nghệ thông tin. Phụ trách tư vấn các giải pháp về Samsung Knox, giúp các doanh nghiệp/ tổ chức ngăn chặn thông tin nhạy cảm bị rò rỉ trong quá trình nhân viên sử dụng smartphone, tablet, chặn đứng mọi hành vi xâm nhập từ các phần mềm độc hại. Quản lý thiết bị một cách tập trung, cấu hình thiết bị di động thành không gian làm việc và cá nhân cũng như thiết lập đồng bộ chính sách quản trị thiết bị cho toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả công việc của người sử dụng. Cung cấp kiến thức kỹ thuật chuyên sâu và tổ chức các khóa đào tạo về các giải pháp của Samsung cho các khách hàng và đối tác khác tại thị trường Việt Nam. | CHỦ ĐỀBảo mật dữ liệu doanh nghiệp trong hệ thống quản trị di động | TÓM TẮTNgày nay công nghệ di động đang được các doanh nghiệp ứng dụng triển khai trong các hoạt động của mình. Rất nhiều các dịch vụ hiện không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận “thiết kế cho thiết bị di động trước” (Mobile First) mà thậm chí còn chuyển qua Mobile Only: Chỉ cung cấp dịch vụ qua ứng dụng di động mà không hỗ trợ nền tảng PC truyền thống. Khoảng cách về công năng giữa các thiết bị di động với máy tính truyền thống ngày càng thu hẹp, thậm chí không còn được cảm nhận rõ ràng. |
14:20 | CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ông Joe Cunningham, Chủ tịch Cấp cao Quản lý Rủi ro, Visa Châu Á – Thái Bình Dương
Nghiên cứu của Visa chỉ ra rằng 2/3 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ ngân hàng di động nhiều hơn trong thời gian đại dịch. Ông Joe Cunningham là Giám đốc Quản lý Rủi ro của Visa tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám đốc Quản lý Rủi ro Toàn cầu và Chủ tịch Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Visa, ông Joe Cunningham lãnh đạo đội ngũ cán bộ tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chịu trách nhiệm cung cấp các Dịch vụ Quản lý Rủi ro trong khu vực và xây dựng chiến lược quản lý rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Visa. Quản lý rủi ro là một mảng kinh doanh trọng yếu và cũng là lợi thế kinh doanh lớn của Visa. Năng lực quản lý rủi ro của Visa bao gồm một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ có độ phức tạp cao mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng và các đối tác khác; cũng như các chương trình toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại điện tử, phòng ngừa gian lận, bảo vệ thương hiệu và an ninh, an toàn hệ sinh thái thanh toán của Visa. Ông Joe bắt đầu làm việc tại bộ phận Công nghệ Toàn cầu từ năm 2008 ở trụ sở chính toàn cầu của Visa tại San Francisco, chịu trách nhiệm về các yếu tố tương lai cho toàn bộ chương trình công nghệ của Visa. Bắt đầu với trách nhiệm xây dựng chiến lược công nghệ dài hạn của Visa, vai trò của ông được mở rộng sang lãnh đạo các chương trình nghiên cứu công nghệ và đổi mới sáng tạo dài hạn của Visa cũng như phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về chíp, thanh toán không tiếp xúc và thanh toán di động. Từ năm 2009 đến 2015, ông Joe là đại diện của Visa tại Ban Điều hành của EMVCo, tổ chức công nghệ thanh toán toàn cầu chịu trách nhiệm đảm bảo sự tương thích và an ninh của các sản phẩm sử dụng chip: bao gồm thanh toán tiếp xúc, không tiếp xúc và NFC di động. Từ năm 2014, ông bắt đầu đảm nhiệm vai trò Giám đốc Quản lý Rủi ro của Visa tại Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ông Joe sinh ra và lớn lên ở Cộng hòa Ireland, đã từng làm việc tại Vương quốc Anh, New Zealand, Úc và Hoa Kỳ. Ông có bằng MBA tại Đại học Kinh doanh Melbourne chuyên ngành Chiến lược Đổi mới Sáng tạo và bằng danh dự về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính. Ông sống ở Singapore với vợ, bà Michelle, và hai con nhỏ. Các vấn đề an toàn thông tin trong thương mại điện tử Một trong những ảnh hưởng tích cực của đại dịch Covid-19 là sự thay đổi mạnh mẽ về bản chất của thương mại kỹ thuật số. Với nhiều người tham gia kết nối trực tuyến hơn và bởi vì các cửa hàng vẫn dừng hoạt động, thương mại điện tử tăng trưởng theo cấp số nhân. Nghiên cứu của Visa chỉ ra rằng 2/3 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ ngân hàng di động nhiều hơn trong thời gian đại dịch. 70% trong số những người tiêu dùng này đang nỗ lực tiến tới hoàn toàn không sử dụng tiền mặt. Đại dịch đã thúc đẩy chuyển đổi số một cách nhanh chóng. Sự thay đổi đột phá này cũng ẩn chứa nhiều vấn đề về quản lý rủi ro và an ninh thanh toán. |
14:40 | XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG TỰ PHÒNG VỆ CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ Ông Phạm Quỳnh Thắng, Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Allied Telesis Việt Nam
Hiện nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phổ biến, với quy mô ngày càng lớn, gây ra những thiệt hại không thể lường trước cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phổ biến, với quy mô ngày càng lớn, gây ra những thiệt hại không thể lường trước cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng một hệ thống bảo mật cho toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp để phòng vệ trước các mối nguy cơ, phản ứng nhanh chóng với các cuộc tấn công mạng là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp đang ngày càng phải trang bị nhiều ứng dụng bảo mật khác nhau. Việc vận hành và quản trị nhiều ứng dụng bảo mật riêng rẽ gây ra sự phức tạp, rủi ro cao và phản ứng có độ trễ. Ngoài ra, biên mạng đang trở thành mục tiêu tấn công phổ biến hơn, nơi có những thiết bị IoT không được cài đặt các công cụ bảo mật thiết yếu. Cần một giải pháp tổng thể với chính sách quản trị nhất quán, có cơ chế phản ứng tự động giúp phát hiện, ngăn chặn tấn công ngay lập tức và giúp khôi phục vận hành nhanh chóng. |
15:00 | TIỆC TRÀ & NGHỈ GIẢI LAO |
15:20 | QUẢN LÝ BỀ MẶT TẤN CÔNG CHO CÁC HẠ TẦNG CÔNG KHAI Ông Lê Đức Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh, Group-IB
Cơ sở hạ tầng bên ngoài tiếp tục là nguyên nhân gốc rễ của phần lớn các sự cố an ninh mạng. Cơ sở hạ tầng bị khai thác, hệ thống kế thừa và CNTT ẩn, tất cả đều góp phần vào hồ sơ rủi ro của khách hàng của bạn. Ông Lê Đức Anh là Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Group-IB phụ trách thị trường Việt Nam. Làm việc tại Hà Nội, Đức Anh dẫn dắt việc phát triển và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của Group-IB tới khách hàng và thiết lập một hệ sinh thái đối tác mạnh mẽ. Ông có hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và đề xuất các giải pháp an ninh mạng cho khách hàng trong nhiều ngành dọc. Quản lý bề mặt tấn công cho các hạ tầng công khai Cơ sở hạ tầng bên ngoài tiếp tục là nguyên nhân gốc rễ của phần lớn các sự cố an ninh mạng. Cơ sở hạ tầng bị khai thác, hệ thống kế thừa và CNTT ẩn, tất cả đều góp phần vào hồ sơ rủi ro của khách hàng của bạn. Sản phẩm mới nhất của Group-IB, Attack Surface Management, là một giải pháp hoàn toàn dựa trên đám mây, không có agent, được thiết kế để giúp bạn khám phá, đánh giá và quản lý các bề mặt tấn công bên ngoài của mình. Quản lý bề mặt tấn công cung cấp khả năng hiển thị đầy đủ về các nội dung bên ngoài, xác định những nội dung có thể là vectơ tấn công tiềm ẩn và tối ưu hóa các nỗ lực giảm thiểu và khắc phục thông qua tích hợp, quản lý tác vụ và giao diện người dùng dễ sử dụng. |
15:40 | CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUẢN LÝ TRUY CẬP ĐẶC QUYỀN (PAM): 5 LÝ DO NÊN ĐẦU TƯ VÀO PAM THẾ HỆ MỚI Ông Hollis Valencia, Trưởng Bộ phận Tư vấn tiền bán hàng, Đông Nam Á, Quest Technology Systems Singapore Pte Ltd
Hãy đồng hành cùng chúng tôi tại phiên hội thảo này cùng với sự góp mặt của ông Hollis Valencia, Trưởng bộ phận Tư vấn tiền bán hàng khu vực Đông Nam Á, để có cái nhìn sâu sắc và tổng quan nhất về cách PAM đã phát triển và hiểu rõ 5 cách để có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và bảo mật. ![]() Ông Hollis ValenciaTrưởng Bộ phận Tư vấn tiền bán hàng, Đông Nam Á Quest Technology Systems Singapore Pte Ltd | TIỂU SỬHollis là một chuyên gia CNTT kỳ cựu với kinh nghiệm dày dặn về quản lý cơ sở dữ liệu và hỗ trợ giám sát hiệu suất ứng dụng, thực thi triển khai, cũng như các giải pháp bảo mật về quản lý truy cập đặc quyền.
| CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
Các khía cạnh của quản lý truy cập đặc quyền (PAM): 5 lý do nên đầu tư vào PAM thế hệ mới | TÓM TẮT TRÌNH BÀYQuản lý truy cập đặc quyền (PAM) là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của an ninh mạng. Vì hầu như mọi vi phạm đáng chú ý đều liên quan đến các tài khoản đặc quyền bị xâm phạm và truy cập hành chính, không có gì ngạc nhiên khi việc đảm bảo các thông tin xác thực và quyền truy cập liên quan luôn nằm top đầu trong mọi danh sách ưu tiên của các CISO. Hãy đồng hành cùng chúng tôi tại phiên hội thảo này cùng với sự góp mặt của ông Hollis Valencia, Trưởng bộ phận Tư vấn tiền bán hàng khu vực Đông Nam Á, để có cái nhìn sâu sắc và tổng quan nhất về cách PAM đã phát triển và hiểu rõ 5 cách để có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và bảo mật. |
16:00 | SỬ DỤNG DỊCH VỤ TỐI ƯU HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ AN TOÀN THÔNG TIN CHO TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP Ông Vũ Thế Hải, Trưởng phòng Trung tâm giám sát và vận hành An toàn thông tin SOC, Công ty Cổ phần an ninh mạng Việt Nam VSEC
![]() Ông Vũ Thế HảiTrưởng phòng Trung tâm giám sát và vận hành An toàn thông tin SOC Công ty Cổ phần an ninh mạng Việt Nam VSEC | TIỂU SỬVới gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực An toàn thông tin, Ông Vũ Thế Hải đã phụ trách nhiều vị trí quan trọng và đòi hỏi chuyên môn cao tại các đơn vị cung cấp dịch vụ ATTT hay phòng ATTT của các công ty lớn như CMC Cyber Security, Viettel Cyber Security, VinITIS,…
Hiện tại, ông đang đảm nhiệm vị trí SOC manager tại VSEC, cùng đội ngũ 20 chuyên gia tại đây xây dựng dịch vụ SOC theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam.
| CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
Sử dụng dịch vụ tối ưu hiệu quả đầu tư an toàn thông tin cho tổ chức và doanh nghiệp | TÓM TẮT TRÌNH BÀY– Những thách thức mà tổ chức/doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng hệ thống quản trị ATTT riêng. |
16:20 | PHIÊN THẢO LUẬN |
Điều phối: Ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Không gian mạng Việt Nam div> Thành phần khách mời: div>
|
|
17:20 | PHÁT BIỂU KẾT LUẬN Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông |
17:30 | KẾT THÚC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ 2 |
13:00 | ĐĂNG KÝ ĐẠI BIỂU |
13:25 | TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU |
13:30 | PHÁT BIỂU KHAI MẠC Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng ![]() Thiếu tướng Tống Viết TrungPhó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) . | TIỂU SỬQuá trình công tác 1980-1986: Học viên trường Thông tin Quân sự, Ulianop, Liên bang Nga. 1986-2004: Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc 2004-2008: Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel 2008-2018: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel. 2018- Đến nay: Thiếu tướng Phó tư lệnh Bộ tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng. Kinh nghiệm: Thông tin Vô tuyến điện, Quản lý kinh doanh mạng viễn thông, Giám đốc CNTT, An ninh mạng. |
13:40 | PHÁT HIỆN VÀ PHẢN HỒI - YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO HỆ THỐNG BẢO MẬT VỮNG CHẮC Ông Vũ Lê, Kỹ sư giải pháp bảo mật, Sophos
Giờ đây, chúng ta phải đối mặt với những kỹ thuật tấn công phức tạp hơn, những kẻ tấn công kết hợp phần mềm độc hại với kỹ thuật Hand-on trực tiếp trên bàn phím để vượt qua hệ thống phòng thủ của bạn trong thời gian thực. Kỹ sư giải pháp bảo mật với hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và dịch vụ bảo mật. Có kỹ năng về Bảo mật, Quản trị mạng, Bảo mật thông tin đám mây và các sản phẩm liên quan khác. Phát hiện và xử lý lỗ hổng – Yếu tố cần thiết cho hệ thống bảo mật vững chắc An toàn thông tin cho doanh nghiệp đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi số lượng ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng và mức độ tinh vi của nó. Hacker đã không còn chỉ viết mã độc đăng lên môi trường mạng và đợi con mồi dính bẫy mà giờ đây, chúng ta phải đối mặt với những kỹ thuật tấn công phức tạp hơn, những kẻ tấn công kết hợp phần mềm độc hại với kỹ thuật Hand-on trực tiếp trên bàn phím để vượt qua hệ thống phòng thủ của bạn trong thời gian thực. Điều này có nghĩa là với tư cách là những người bảo vệ hệ thống, chúng ta cũng cần phải có khả năng phản ứng với họ trong thời gian thực. Hãy đến và nghe chúng tôi chia sẻ về tầm quan trọng của tính năng Detection & Response và tại sao Sophos là lựa chọn số một cho giải pháp này. |
14:00 | VƯỢT QUA THÁCH THỨC VỀ XÁC THỰC VÀ QUẢN LÝ TRUY CẬP TRONG THẾ GIỚI ĐA ĐÁM MÂY Bà Aditi Jain, Giám đốc sản phẩm, ARCON TechSolutions Pvt. Ltd.
Các tổ chức đang nhanh chóng áp dụng chiến lược tiếp cận đám mây (cloud-first) để nâng cao hiệu quả hoạt động CNTT. Tuy nhiên, rủi ro ngày càng gia tăng khi áp dụng cách thức này. Với bằng cử nhân công nghệ về Kỹ thuật Máy tính, Aditi Jain cho rằng bản thân là một người đam mê công nghệ. Bà đã có thời gian dài làm việc trong ngành Công nghệ thông tin và bảo mật, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý các dự án Bảo mật ứng dụng. Hiện nay, bà đang là Giám đốc sản phẩm của ARCON, phụ trách Quản lý truy cập đặc quyền, Phân tích hành vi người dùng, Quản lý tuân thủ bảo mật và nhiều giải pháp khác. Với những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc, bà đã gắn kết với các khách hàng và tìm ra cách thức mà các tổ chức khác nhau đang đương đầu với vấn đề bảo mật hiện nay. Phẩm chất lãnh đạo giúp bà dễ dàng quản lý đội ngũ sản phẩm, phân tích chức năng và biên soạn tài liệu. Tại ARCON, bà đóng vai trò là người thúc đẩy phát triển sản phẩm với các chiến lược đa dạng, định hướng lộ trình phát triển và tính năng tiêu biểu cho sản phẩm cũng như quản lý các phiên bản sản phẩm. Bà cũng là một diễn giả tại các sự kiện và hội thảo về an ninh mạng. Vượt qua thách thức về xác thực và quản lý truy cập trong thế giới đa đám mây Các tổ chức đang nhanh chóng áp dụng chiến lược tiếp cận đám mây (cloud-first) để nâng cao hiệu quả hoạt động CNTT. Tuy nhiên, rủi ro ngày càng gia tăng khi áp dụng cách thức này. Khi các tổ chức áp dụng phương pháp tiếp cận đa đám mây, ngày càng có nhiều danh tính kỹ thuật số được tạo ra. Người dùng cuối sử dụng các danh tính kỹ thuật số này truy cập vào tài nguyên đám mây từ mọi nơi. Trong bối cảnh đó, các mối đe dọa lạm dụng thông tin xác thực và vi phạm dữ liệu tăng lên đáng kể khi các hoạt động quản lý danh tính và quyền truy cập không đủ mạnh để quản lý tài nguyên đám mây. Do đó, để đảm bảo quá trình chuyển đổi liền mạch, các tổ chức phải có cơ chế thích hợp để đối phó với các Thách thức về nhận dạng danh tính và quyền truy cập trong một thế giới đa đám mây. Từ việc cung cấp quyền sử dụng cho người dùng cho đến việc có một quy trình làm việc trực quan để đảm bảo quyền truy cập ứng dụng đúng thời điểm, việc có một nền tảng thống nhất là cực kỳ quan trọng để quản lý và kiểm soát một số lượng lớn danh tính phân tán trên nhiều môi trường đám mây. Các giải pháp quản lý truy cập và nhận dạng mạnh mẽ của ARCON cung cấp quyền truy cập an toàn vào môi trường đa đám mây. Các giải pháp giúp thiết lập quyền truy cập an toàn để thực hiện tác vụ bất kỳ trong khi thuật toán AI/ML nâng cao phát hiện các điểm cuối bất thường và ngăn chặn các quyền không cần thiết & trái phép. |
14:20 | HÀNH TRÌNH ĐẾN BẢO MẬT ZERO TRUST VỚI GIẢI PHÁP PAM HIỆN ĐẠI Ông Lau Yan Qing, Chuyên gia cao cấp, Delinea
Quản lý quyền truy cập đặc quyền là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào muốn xây dựng bảo mật không tin cậy. PAM đúng lúc giúp tổ chức của bạn cấp quyền truy cập phù hợp cho đúng người dùng vào đúng thời điểm. Hành trình đến Bảo mật Zero Trust với giải pháp PAM hiện đại |
14:40 | DEVSECOPS - CHÌA KHÓA ĐẢM BẢO AN NINH ỨNG DỤNG LIÊN TỤC Ông Nguyễn Văn Sơn hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc công nghệ tại Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC). Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật thông tin, ông đã tham gia tư vấn, triển khai và đào tạo cho nhiều khách hàng lớn liên quan đến các mảng chuyên biệt như phòng chống tấn công APT (APT Prevention), vận hành an ninh tập trung (Security Operation), đảm bảo an ninh ứng dụng (DevSecOps) và bảo mật dữ liệu (Data Protection). |
15:00 | TIỆC TRÀ & NGHỈ GIẢI LAO |
15:20 | NGUYÊN TẮC ỨNG CỨU SỰ CỐ TẤN CÔNG MẠNG TẠI DOANH NGHIỆP Ông Nguyễn Lê Thành, Phó Tổng Giám đốc, VNG
Ông Nguyễn Trung Tín, Tổng Giám đốc, Polaris Infosec
Phần trình bày sẽ bao gồm các nguyên tắc chung mà các công ty phải xem xét để ứng phó với sự cố mạng và lý do tại sao cần phải làm thế cũng như lợi ích và tác động của việc ứng phó. Một số nghiên cứu điển hình cũng sẽ được thực hiện và liên quan đến các nguyên tắc được đề cập. ![]() Ông Nguyễn Lê ThànhPhó Tổng Giám đốc, VNG . | TIỂU SỬÔng Nguyễn Lê Thành là chuyên gia bảo mật nổi tiếng với 26 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ blockchain, ứng dụng quy mô lớn, phần sụn, chipset, và kiến trúc vi mô. Trước đây, ông từng là Kiến trúc sư bảo mật CPU tại Tập đoàn Intel, chịu trách nhiệm bảo mật cho các công nghệ thế hệ mới của Intel như nền tảng Atom Mobile & SoC, vPro & Management Engine, kiến trúc vi xử lý Ivy Bridge và Haswell.
Ông Nguyễn Lê Thành đã trình bày nghiên cứu của mình tại nhiều hội nghị quốc tế uy tín như Blackhat USA, Hack in the Box, Deepsec, Pacsec. Đồng thời, ông là thành viên Ban đánh giá của một số hội nghị và sự kiện quốc tế, bao gồm HITB Security Conference, Qihoo 360 WCTF, Syscan HCM, và Defcon AIVillage. Ông cũng là người tổ chức sự kiện Capture the Flag đầu tiên tại Châu Á cho Hội nghị An ninh HITB từ năm 2006. Ông Nguyễn Lê Thành hiện là Phó Tổng Giám đốc Công nghệ thông tin tại VNG, Chủ tịch HĐQT không điều hành tại Verichains và Polaris Infosec. Năm 2013, ông được vinh danh là một trong những Nhà lãnh đạo CNTT & ANTT Đông Nam Á lần thứ 9. | CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
NGUYÊN TẮC ỨNG CỨU SỰ CỐ TẤN CÔNG MẠNG TẠI DOANH NGHIỆP | TÓM TẮT TRÌNH BÀY
![]() Ông Nguyễn Trung TínTổng Giám đốc Polaris Infosec | TIỂU SỬNguyễn Trung Tín là người Mỹ gốc Việt đồng sáng lập Polaris Infosec. Trước khi làm việc trong lĩnh vực an toàn không gian mạng tư nhân, ông là sĩ quan bộ binh trong Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là Đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang (FBI). Ông được chứng nhận GIAC GSEC, GCIH, và GCFA.
| CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
NGUYÊN TẮC ỨNG CỨU SỰ CỐ TẤN CÔNG MẠNG TẠI DOANH NGHIỆP | TÓM TẮT TRÌNH BÀYPhần trình bày sẽ bao gồm các nguyên tắc chung mà các công ty phải xem xét để ứng phó với sự cố mạng và lý do tại sao cần phải làm thế cũng như lợi ích và tác động của việc ứng phó. Một số nghiên cứu điển hình cũng sẽ được thực hiện và liên quan đến các nguyên tắc được đề cập. |
15:40 | KẾT HỢP AN NINH MẠNG VÀ AN NINH VẬT LÝ: NHỮNG THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP Ông Vũ Đỗ Khanh, Cố vấn điều hành, PLATFORMBASE
Việc áp dụng các thiết bị Internet vạn vật (IoT) và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) trong sản xuất và dịch vụ công đã xoá nhoà đi ranh giới truyền thống của an ninh mạng và an ninh vật lý. ![]() Ông Vũ Đỗ KhanhCố Vấn Điều Hành PLATFORMBASE | TIỂU SỬÔng Vũ Đỗ Khanh là Cố Vấn Điều Hành và Đại Diện Thương Mại của PLATFORMBASE tại thị trường Việt Nam. Ông có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và tư vấn cho các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, và các tập đoàn đa quốc gia. Tiêu biểu có thể kể đến như: Văn phòng Chính phủ Anh (UK Cabinet Office), Bộ Số hóa, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh Quốc (UK Department for Digital, Culture, Media & Sport), Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ, Tập đoàn Samsung C&T. Với kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực chính sách, tài chính và công nghệ, ông hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà các tổ chức và doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình chuyển đổi số và bảo mật thông tin. Đến với Vietnam Security Summit 2022, ông Khanh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và nghiên cứu tình huống (case study) của ông về vai trò của an ninh vật lý và an ninh mạng tại doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Ông Khanh tốt nghiệp hạng xuất sắc chương trình Thạc sĩ Chính sách Công tại Đại Học Oxford, Anh Quốc và là tác giả nhiều đề tài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong quản lý chính sách và doanh nghiệp. | CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
Kết hợp An ninh Mạng và An ninh Vật lý: Những Thách thức mới và Giải pháp | TÓM TẮT TRÌNH BÀYViệc áp dụng các thiết bị Internet vạn vật (IoT) và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) trong sản xuất và dịch vụ công đã xoá nhoà đi ranh giới truyền thống của an ninh mạng và an ninh vật lý. Kết hợp an ninh mạng – vật lý là xu hướng tất yếu nhằm ứng phó với các mối đe dọa gia tăng từ những cuộc tấn công tích hợp (Hybrid) vào hạ tầng mạng và sản xuất của doanh nghiệp. |
16:00 | KHUNG KIẾN TRÚC BẢO MẬT DOANH NGHIỆP SABSA Ông Robert Laurie, Kỹ sư an toàn thông tin, David Lynas Consulting (DLC)
Làm thế nào một tổ chức có thể tự bảo vệ mình chống lại một kẻ tấn công chuyên dụng với nguồn lực lớn hơn và một đội quân lớn hơn của chính họ? Bài trình bày này sẽ cho thấy chiến lược và lập kế hoạch bảo mật toàn doanh nghiệp tập trung vào doanh nghiệp, sử dụng khuôn khổ SABSA, cung cấp một cách tiếp cận hiệu quả cao đối với an ninh mạng. ![]() Ông Robert LaurieKỹ sư an toàn thông tin David Lynas Consulting | TIỂU SỬRob có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT & bảo mật và có niềm đam mê về Kiến trúc bảo mật doanh nghiệp. Ông có kiến thức chuyên sâu trong việc cung cấp các giải pháp thực tế cho các khách hàng quốc tế, cũng như cung cấp chương trình đào tạo an toàn bảo mật chất lượng cao với tư cách là một thành viên của nhóm giảng viên SABSA. Trong thời gian gần đây, Rob đã tập trung vào việc cung cấp dịch vụ Giám đốc an toàn thông tin ảo (CISO-as-a-Service) cho khách hàng.Với vai trò là Thành viên Ủy ban của Chi nhánh AISA Perth, Rob kết hợp vai trò truyền tải của mình với vị trí trong nhóm lãnh đạo chịu trách nhiệm cho sự mở rộng của DLC sang thị trường châu Á. | CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY
Khung kiến trúc bảo mật doanh nghiệp SABSA | TÓM TẮT TRÌNH BÀYTôn Tử, một vị tướng quân đội nổi tiếng từ năm 512-506 trước Công nguyên, cho rằng cơ hội để đánh bại kẻ thù là do chính kẻ thù cung cấp. |
16:20 | PHIÊN THẢO LUẬN |
Điều phối: Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng div> Thành phần tham dự: div>
|
|
17:20 | PHÁT BIỂU KẾT LUẬN Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng |
17:30 | KẾT THÚC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ 3 |